Tĩnh điện – Kẻ huỷ hoại thầm lặng, đừng vô tình phá huỷ thiết bị điện tử của bạn.

Sự phóng tĩnh điện có tên tiếng anh Electrostatic Discharge (ESD) là 1 dòng điện bất ngờ tạo ra khi 2 vật thể tiếp xúc vật lý với nhau.

công cụ spudger

Đối với những người mới biết sửa chữa thiết bị điện tử, thì phải ghi nhớ là điều tồi tệ có thể xảy ra khi các bộ phận đột nhiên chạm vào những phần khác chênh lệch cấp độ dòng điện

Các electrons phụ trên bề mặt cố gắng tìm sự cân bằng và tạo ra sự tàn phá. Nếu chúng bất ngờ chuyển từ vật này sang vật kia sẽ tạo ra dòng điện do đó sẽ làm các chất bán dẫn bị nung cháy. Khi chưa tháo rời, các bộ phận được lắp ráp với nhau cố định chúng sẽ có trang thái cân bằng, vì vậy sẽ không có vấn đề gì cho đến khi bạn bắt đầu tháo rời từng phần

Hãy nhớ rằng 1 khách hàng giận dữ sẽ làm thiệt hại việc kinh doanh hơn là lợi ích đem lại từ 1 khách hàng hài lòng, vì vậy đừng làm hư hỏng các bộ phận bên trong do việc sửa chữa của bạn gây ra.

Làm thế nào để giảm tối thiểu rủi ro do tĩnh điện (ESD) gây ra

  • Ngắt kết nối nguồn điện
  • Tháo nhẫn, đồng hồ, vòng cổ khỏi tay và cổ
  • Cất giữ các thiết bị mới trong túi cho đến khi sẵn sàng sử dụng
  • Đặt tất cả các bộ phận mới được đóng gói của bạn lên tấm chống tĩnh điện trước khi bạn làm việc với chúng
  • Sử dụng một nơi làm việc an toàn với tấm chống tĩnh điện và dây đeo cổ tay chống tĩnh điện
  • Mặc áo quần an toàn với tĩnh điện, đừng bao giờ mang áo quần polyester như bộ đồ chạy bộ khi làm việc vơi thiết bị điện tử, Polyester là điều kiện tuyệt vời để tạo ra tĩnh điện

 

Đừng bao giờ đưa Vinyl(nhựa tổng hợp PVC), Styrofoam(tấm cách nhiệt, cách âm) hoặc nhựa trừ những công cụ an toàn với tĩnh điện vào chỗ làm việc, những vật liệu này có khả năng tổn hại cao đến IC ngay lập tức.

Hãy mang găng tay chống tĩnh điện bởi vì những chất dầu từ ngón tay có thể chuyển đến dễ dàng tới những phần IC nhỏ và tạo ra xúc tác giữa các thiết bị điện.

4.3/5 - (41 bình chọn)